Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2022

CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG - ISO 14001

1. Chứng nhận ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường

1.1. Tiêu chuẩn ISO 14001 là gì?

       ISO 14001 là bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành nhằm giúp các tổ chức/doanh nghiệp giảm thiểu tác động gây tổn hại tới môi trường và thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động về môi trường. Bộ tiêu chuẩn ISO 14001 gồm các tiêu chuẩn liên quan các khía cạnh về quản lý môi trường như hệ thống quản lý môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm, nhãn sinh thái, xác định và kiểm kê khí nhà kính …


1.2. Đánh giá chứng nhận ISO 14001 là gì?

       Chứng nhận ISO 14001 hệ thống quản lý môi trường là quá trình đánh giá chứng nhận việc áp dụng và vận hành tiêu chuẩn ISO 14001 vào trong hệ thống doanh nghiệp. Giấy chứng nhận ISO 14001 là bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đã có hệ thống quản lý môi trường đạt yêu cầu và đây chính là lợi thế giúp doanh nghiệp phát triển thương hiệu và mở rộng mô hình kinh doanh, sản xuất.

1.3. Chứng nhận hệ thống quản lý môi trường ISO 14001

       Chứng nhận ISO 14001 là chứng minh cam kết của các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong việc giảm lượng rác thải và tái chế các nguyên vật liệu khi cần thiết từ đó giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường, tuân thủ đúng pháp luật, quy định và chính sách môi trường khác.

         Ở Việt Nam có những ngành nghề bắt buộc phải có chứng nhận ISO 14001, tiêu biểu như: khai thác quặng khoáng sản, luyện kim, sản xuất hóa chất, phân bón, sản xuất clinker, chế biến thủy sản, giết mổ gia súc gia cầm, sản xuất linh kiện điện tử...

2. Lợi ích khi doanh nghiệp đạt chứng chỉ ISO 14001

    Dưới đây là những lợi ích hàng đầu của việc áp dụng ISO 14001 vào doanh nghiệp:

- Xác định các khoản tiết kiệm chi phí, đặc biệt là trong quản lý tài nguyên, chất thải và năng lượng của bạn;

- Nâng cao hiệu quả và giảm tác động đến môi trường trong suốt vòng đời sản phẩm của bạn;

- Cải thiện hình ảnh và uy tín công ty của bạn, để giúp bạn giành được khách hàng mới;

- Định lượng, giám sát và kiểm soát tác động môi trường liên tục của các hoạt động của bạn;

- Đảm bảo tổ chức của bạn hiểu và tuân thủ luật môi trường, do đó giảm khả năng bị phạt và truy tố.


3. Quy trình chứng nhận hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001?

- Bước 1: Đăng ký dịch vụ, trao đổi thông tin giữa khách hàng và tổ chức chứng nhận;

- Bước 2: Xác định phạm vi đánh giá chứng nhận; kế hoạch, nội dung công tác chứng nhận;

- Bước 3: Đánh giá chứng nhận (02 giai đoạn):

+ Giai đoạn 1: Đánh giá sơ bộ tài liệu, xem xét sự phù hợp của các tài liệu, quy trình áp dụng của Doanh nghiệp;

+ Giai đoạn 2: Thành lập đoàn đánh giá, thực hiện hoạt động đánh giá tại Doanh nghiệp;

- Bước 4: Xử lý hành động khắc phục (nếu có), cấp giấy chứng nhận ISO 14001 có hiệu lực 03 năm trên cơ sở được đánh giá giám sát định kỳ hàng năm;

- Bước 5: Đánh giá giám sát định kỳ nhằm đảm bảo hệ thống quản lý tiếp tục được duy trì và cải tiến hiệu lực và hiệu quả;

- Bước 6: Đánh giá tái chứng nhận sau 03 năm để xác nhận sự phù hợp và hiệu lực, hiệu quả của hệ thống.


4. Năng lực chứng nhận ISO 14001 tại VietCert.

Theo quyết định số 564.2019/QĐ-VPCNCL của Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận tổ chức chứng nhận Trung tâm Giám định và Chứng nhận Hợp chuẩn Hợp quy VietCert (VietCert) có Hệ thống chứng nhận hệ thống Quản lý Môi trường (Environment Management System – EMS) phù hợp theo ISO/IEC 17021-1:2015 và ISO/IEC 17021-2:2016, chứng nhận hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:2015.


5. Đăng ký chứng nhận hệ thống môi trường tại VietCert

Trung tâm Giám định và Chứng nhận Hợp chuẩn Hợp quy VietCert (VietCert) – Tổ chức chứng nhận hàng đầu Việt Nam được các Bộ ban ngành cấp phép thực hiện đánh giá chứng nhận ISO 14001.

- Thương hiệu VietCert hơn 10 năm đã được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước biết đến là một tổ chức đánh giá chứng nhận uy tín tại Việt Nam.

- Các chuyên gia đánh giá của VietCert được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường, đội ngũ tư vấn nhiệt tình luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp.

- VietCert cung cấp các gói dịch vụ, giải pháp tổng thể về chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng và chứng nhận chất lượng sản  phẩm, giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan và chuyên sâu về hoạt động và sản phẩm của công ty.

- Thời gian nhanh chóng, chí phí hợp lý.

Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

Hotline: 0905 527 089

Trang web: www.vietcert.org

Fanpage: Vietcert Centre

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2018

OHSAS 18001 LÀ GÌ? - 0905727089

OHSAS 18001 LÀ GÌ? 

Kết quả hình ảnh cho ohsas
OHSAS 18001 là Tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý An toàn sức khỏe nghề nghiệp do Viện tiêu chuẩn Anh (BSI) xây dựng và ban hành. OHSAS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Occupational Health and Safety Assessment Series.
OHSAS 18001:2007 (tên đầy đủ là BS OHSAS 18001:2007) là phiên bản hiện hành. Phiên bản trước đó của tiêu chuẩn OHSAS 18001 là BS OHSAS 18001:1999 (có bổ sung năm 2002).
Các OHSAS 18001:1999 được ban hành bởi BSI vào năm 1999 và sửa đổi năm 2007, là tiêu chuẩn để một tổ chức có thể được cấp giấy chứng nhận phù hợp. Việc chứng nhận OHSAS khẳng định việc thực hiện tự nguyện một hệ thống đảm bảo một sự giám sát đầy đủ về an toàn và sức khỏe của người lao động trong tổ chức, ngoài việc tuân thủ các tiêu chuẩn bắt buộc.
Tiêu chuẩn OHSAS 18001:20007 đưa ra những yêu cầu được sử dụng như một khuôn khổ cho một Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho một tổ chức. Tiêu chuẩn này cũng được sử dụng cho mục đích đánh giá chứng nhận phù hợp và cấp giấy chứng nhận phù hợp cho một Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp.
Năm 2000, Viện tiêu chuẩn Anh xuất bản một hướng dẫn đặc biệt cho tiêu chuẩn này, OHSAS 18002: Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp - Hướng dẫn việc thực hiện OHSAS 18001. Đồng thời, năm 2008, cơ quan ban hành cũng cho xuất bản lần 2 ấn bản này nhằm phù hợp với các yêu cầu của OHSAS 18001:2007
Các doanh nghiệp khi xây dựng hệ thống OHSAS thường tích hợp nó với hệ thống quản lý môi trường (ISO 14001) hoặc một tiêu chuẩn quản lý khác.

Nội dung chính của OHSAS 18001:2007

Các nội dung chính của tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 bao gồm:
1) Phạm vi
2) Các tài liệu tham chiếu
3) Thuật ngữ và các định nghĩa
4) Các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp
4.1) Các yêu cầu chung
4.2) Chính sách an toàn sức khỏe nghề nghiệp
4.3) Hoạch định
4.3.1) Xác định mối nguy, đánh giá rủi ro và kiểm soát rủi ro
4.3.2) Các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác
4.3.3) Mục tiêu và (các) chương trình
4.4) Thực hiện và điều hành
4.4.1) Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn
4.4.2) Năng lực, nhận thức và đào tạo
4.4.3) Trao đổi thông tin, tham gia và tham vấn
4.4.4) Hệ thống tài liệu
4.4.5) Kiểm soát tài liệu
4.4.6) Kiểm soát điều hành
4.4.7) Chuẩn bị và ứng phó với tình trạng khẩn cấp
4.5) Kiểm tra
4.5.1) Theo dõi và đo lường kết quả hoạt động
4.5.2) Đánh giá sự tuân thủ
4.5.3) Điều tra sự cố, sự không phù hợp, hành động khắc phục và hành động phòng ngừa
4.5.4) Kiểm soát hồ sơ
4.5.5) Đánh giá nội bộ
4.6) Xem xét của lãnh đạo.


Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA OHSAS 18000 - 0905727089


LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA OHSAS18000



Kết quả hình ảnh cho ohsas
Năm 1991, Ủy ban sức khỏe và an toàn ở nước Anh (các tổ chức chính phủ chịu trách nhiệm đẩy mạnh các qui định về sức khỏe và an toàn) đã giới thiệu các hướng dẫn về quản lý sức khỏe và an toàn (Gọi tắt là HSG 65). Đây là tài liệu giới thiệu các yêu cầu cơ bản về quản lý sức khỏe và an toàn một cách phòng ngừa tích cực. Tuy vậy, đây chỉ là tài liệu hướng dẫn dùng cho các công ty hoạt động ở vương quốc Anh mong muốn thực hiện cho phù hợp với luật pháp của  Anh về sức khỏe và nghề nghiệp, và chưa phải là tiêu chuẩn tổng quát để đăng ký chứng nhận.
Nhằm phát triển rộng rãi hơn, Viện tiêu chuẩn Anh quốc đã phát triển các hướng dẫn tổng quát cho việc thực thi hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn thành tài liệu hướng dẫn theo tiêu chuẩn BS 8800. Hướng dẫn này đã xây dựng và điều chỉnh bằng cách kết hợp hai sự tiếp cận : tiếp cận theo hướng dẫn HSG 65 và tiếp cận theo hệ thống quản lý về môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Tiêu chuẩn BS 8800 cũng như HSG 65 vẫn là một hướng dẫn và không có những điều khoản nào mang tính chất bắt buộc. Do vậy, các tổ chức khi áp dụng tiêu chuẩn BS 8800 trong các hoạt động của mình có thể phát triển một cách đầy đủ và hiệu quả hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp nhưng không thể chứng nhận.
Nhu cầu phát triển mạnh mẽ về tiêu chuẩn quản lý sức khỏe và an toàn đã tạo ra cho Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) thực hiện phát hành phiên bản đầu tiên - tiêu chuẩn OHSAS 18001:1999 hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn – Các yêu cầu, với sự cộng tác của các tổ chức chứng nhận hàng đầu trên thế giới. Dựa vào tiêu chuẩn này, hệ thống quản lý của các tổ chức có thể được đánh giá và cấp giấy chứng nhận. Với phiên bản mới OHSAS 18001:2007 không phải là tiêu chuẩn của BSI mà tiêu chuẩn này được hình thành do sự đóng góp của 10 tổ chức chứng nhận hàng đầu trên thế giới.

Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN CHI NHÁNH CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN MIỀN TRUNG – CÔNG TY PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN

Tổ chức tư vấn chứng nhận iso 9001, 14001, 22000, haccp, vietgap, công, bố, hợp, chuẩn, quy, sản, phẩm, thực, phẩm, phân, bón, thuốc, bảo, vệ, thực, vật, thức, ăn, chăn nuôi, điện, tử, đồ, chơi, trẻ, em, thép, làm, cốt, bê tông

Pham vi chứng nhận: Cơ sở sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi thủy sản– Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường
Tiêu chuẩn/quychuẩn áp dụng: QCVN 02-14:2009/BNNPTNT  

ĐỊA CHỈ: Lô 7A, khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, phường Điện Nam Bắc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam Lô 7A, khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, phường Điện Nam Bắc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam



Thứ Hai, 2 tháng 4, 2018

CÔNG BỐ HỢP QUY PHỤ GIA, CỐT LIỆU CHO BÊ TÔNG VÀ VỮA- 0905527089


CÔNG BỐ HỢP QUY PHỤ GIA, CỐT LIỆU CHO BÊ TÔNG VÀ VỮA- 0905527089

Việc Công bố hợp quy phụ gia, cốt liệu cho bê tông và vữa là việc làm được quy định tại  QCVN 16:2014/BXD, việc làm này mang tính chất bắt buộc với những đơn vị sản xuất hay nhập khẩu kinh doanh trên thị trường Việt Nam

Công bố hợp quy phụ gia, cốt liệu cho bê tông và vữa là gì?
Phụ gia cho bê tông và vữa là các chất được đưa vào trong quá trình sản xuất bê tông và vữa để đạt được chỉ tiêu chất lượng yêu cầu nhưng không gây ảnh hưởng xấu đến tính chất của hỗn hợp bê tông, bê tông, vữa sau khi đóng rắn và cốt thép trong bê tông

Cốt liệu là các vật liệu rời nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo có thành phần hạt xác định, khi nhào trộn với xi măng và nước, tạo thành bê tông hoặc vữa

Việc Công bố hợp quy phụ gia, cốt liệu cho bê tông vàvữa là việc làm chứng minh sản phẩm của đơn vị đạt chuẩn theo  quy định thực hiện chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng và đảm bảo sản phẩm không gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình cũng như sức khỏe người sử dụng.

Những sản phẩm bắt buộc Công bố hợp quy phụ gia, cốt liệu cho bê tông và vữa
Cụ thể, việc Công bố hợp quy phụ gia, cốt liệu cho bê tông và vữa được áp dụng với những sản phẩm như sau:

Phụ gia cho bê tông và vữa được sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường Việt Nam (không áp dụng cho sản phẩm phụ gia cho bê tông và vữa nhập khẩu dưới dạng mẫu thử, hàng mẫu, hàng triển lãm hội chợ có khối lượng mỗi loại sản phẩm không lớn hơn 100 kg với phụ gia dạng bột, 50 lít với phụ gia dạng lỏng; hàng hoá tạm nhập tái xuất, hàng hoá quá cảnh) Bao gồm phụ gia khoáng và phụ gia hóa học
Phụ gia khoáng là vật liệu vô cơ thiên nhiên hoặc nhân tạo ở dạng nghiền mịn được đưa vào trong quá trình trộn nhằm mục đích cải thiện thành phần cỡ hạt và cấu trúc của đá xi măng, bê tông và vữa
Phụ gia hoá học là chất được đưa vào trước hoặc trong quá trình trộn với một liều lượng nhất định (không lớn hơn 5 % khối lượng xi măng) nhằm mục đích thay đổi một số tính chất của hỗn hợp bê tông, bê tông và vữa sau khi đóng rắn.

Cốt liệu cho bê tông và vữa được sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường Việt Nam.( không áp dụng cho sản phẩm cốtliệu cho bê tông và vữa nhập khẩu dưới dạng mẫu thử, hàng mẫu, hàng triển lãm hội chợ có khối lượng mỗi loại sản phẩm không lớn hơn 500 kg; hàng hoá tạm nhập tái xuất, hàng hoá quá cảnh.) Bao gồm cốt liệu nhỏ và cốt liệu lớn
Cốt liệu lớn là hỗn hợp các hạt cốt liệu có kích thước từ 5 mm đến 70 mm. Cốt liệu lớn có thể là đá dăm, sỏi, sỏi dăm (đập hoặc nghiền từ sỏi) và hỗn hợp từ đá dăm và sỏi hay sỏi dăm.
Cốt liệu nhỏ bao gồm cát xây dựng

--------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: Mr.Linh-0905527089
www.vietcert.org
Văn phòng tại Tp. Hà Nội- Địa chỉ: Tầng 12, Block B, BIG Tower, 18 Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh - Địa chỉ: Phòng 7, Tầng 10, Block A – The Hyco4 Tower Building - 205 Nguyễn Xí, P.26, Bình Thạnh, Tp. HCM

- Văn phòng tại Tp. Đà Nẵng - Địa chỉ: Tầng 3, toàn nhà 5 tầng, 28 An Xuân, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

- Văn phòng Cần Thơ: P.20, lô B, chung cư Hưng Phú 1, đường A1, KDC Hưng Phú, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ

- Văn phòng tại Hải Phòng: Số 03, Đường Phan Đình Phùng, P. Hạ Lý, Q. Hồng Bàng – Tp. Hải Phòng



Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2018


NHỮNG NỘI DUNG MỚI TRONG PHIÊN BẢN
ISO 14001:2015-0905527089
ISO 9001:2015 sẽ mang lại những lợi ích gì với doanh nghiệp hoặc tổ chức của bạn?
Có nhiều lý do tại sao một tổ chức nên tiếp cận một cách có chiến lược để cải tiến hệ thống quản lý môi trường. Có rất nhiều lợi ích khi chỉ ra sự phù hợp với tiêu chuẩn
 ISO 9001:2015
Những điểm chính
Nội dung
Bối cảnh của tổ chức
Tổ chức sẽ hiểu biết hơn về các vấn đề quan trọng có thể tác động, tích cực hay tiêu cực đến cách thức doanh nghiệp quản lý trách nhiệm môi trường của mình.
Các vấn đề
Các vấn đề có thể là nội bộ hay bên ngoài, tích cực hay tiêu cực và bao gồm các điều kiện môi trường tác động hoặc bị tác động bởi tổ chức các bên liên quan.
Các bên liên quan
Chi tiết hơn về việc xem xét các nhu cầu và mong đợi của họ, sau đó quyết định liệu có chấp nhận bất kỳ trong số các nhu cầu đó như là nghĩa vụ tuân thủ.
Lãnh đạo
Các yêu cầu cụ thể đối với lãnh đạo cao nhất – các cá nhân hoặc nhóm triển khai và kiểm soát ở cấp độ cao nhất trong tổ chức.
Rủi ro và cơ hội
Xác định quá trình hoạch định thay thế hành động phòng ngừa. Khía cạnh và ảnh hưởng giờ đây là một phần của mô hình rủi ro.
Các nghĩa vụ tuân thủ
Thay thế cụm từ ‘yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác’ mà tổ chức phải tuân thủ.
Các mục tiêu môi trường và lập kế hoạch để đạt được các mục tiêu đó
Mức độ chi tiết hơn về các yêu cầu môi trường mà doanh nghiệp phải phản ánh quá trình hoạch định được thay đổi (xem phần rủi ro và cơ hội ở trên) và bao gồm việc xác định các chỉ số đo lường thích hợp.
Trao  đổi thông tin
Có các yêu cầu rõ ràng và chi tiết hơn đối với việc trao đổi thông tin nội bộ và bên ngoài
Thông tin dạng văn bản
Thay thế tài liệu và hồ sơ
Hoạch định kiểm soát và điều hành
Các yêu cầu chi tiết hơn, bao gồm xem xét việc mua sắm, thiết kế và trao đổi thông tin về các yêu cầu môi trường phù hợp với khái niệm chu trình vòng đời sản phẩm
Đánh giá kết quả hoạt động
Bao gồm việc đo lường HTQLMT, các hoạt động có tác động đáng kể đến môi trường có ý nghĩa, kiểm soát điều hành, các nghĩa vụ tuân thủ và tiến hành đạt được các mục tiêu
Đánh giá sự tuân thủ
Các yêu cầu chi tiết hơn liên quan đến việc duy trì kiến thức và hiểu biết tình trạng của mức độ tuân thủ.
Sự không phù hợp và hành động khắc phục
Chi tiết hơn về đánh giá các điểm không phù hợp và hành động khắc phục.
Xem xét của lãnh đạo
Các yêu cầu chi tiết hơn liên quan đến đầu vào và đầu ra của xem xét lãnh đạo.
Vai trò của lãnh đạo
Để đảm bảo sự thành công của hệ thống, một điều khoản mới đã được thêm vào để phân công trách nhiệm cụ thể đối với những người trong vai trò lãnh đạo nhằm thúc đẩy về quản lý môi trường trong tổ chức.

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: Mr.Linh-0905527089
 TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY  VIETCERT
Hotline: Mr.Linh-0905527089
Văn phòng tại Tp. Hà Nội- Địa chỉ: Tầng 12, Block B, BIG Tower, 18 Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội
Văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh - Địa chỉ: Phòng 7, Tầng 10, Block A – The Hyco4 Tower Building - 205 Nguyễn Xí, P.26, Bình Thạnh, Tp. HCM
- Văn phòng tại Tp. Đà Nẵng - Địa chỉ: Tầng 3, toàn nhà 5 tầng, 28 An Xuân, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
- Văn phòng Cần Thơ: P.20, lô B, chung cư Hưng Phú 1, đường A1, KDC Hưng Phú, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ

- Văn phòng tại Hải Phòng: Số 03, Đường Phan Đình Phùng, P. Hạ Lý, Q. Hồng Bàng – Tp. Hải Phòng

Hotline: Mr.Linh-0905527089
Wab: https://vietcertcentre.blogspot.com/
Facebook: https://www.facebook.com/chungnhangiamdinhhanghoanhapkhau/


“CHỨNG NHẬN HỢP QUY GIẤY” - 0905527089


“CHỨNG NHẬN HỢP QUY GIẤY” - 0905527089


Chứng nhận hợp quy giấy theo QCVN 09:2015/BCT
Các sản phẩm như giấy tissue, giấy vệ sinh, khăn giấy…là những vật dụng thiết yếu, quan trọng đối với con người. Tuy nhiên, chất lượng của những sản phẩm này đến nay chưa thật sự được đảm bảo.
Để kiểm soát chất lượng của các sản phẩm trên và bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, Thông tư 36/2015/TT-BCT về Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia đối với sản phẩm Khăn giấy và Giấy vệ sinh được ban hành vào tháng 10 năm 2015, có hiệu lực từ 01/01/2017 và dự kiến các doanh nghiệp buộc phải có chứng nhận hợp quy giấy từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

Thời gian để xin cấp chứng nhận không còn nhiều, bạn đã tìm hiểu được những gì về thông tư này?

Chứng nhận hợp quy là gì?
Chứng nhận hợp quy là hoạt động đánh giá, kiểm nghiệm về thành phần, chất lượng sản phẩm dựa theo những quy chuẩn cho sẵn trong các văn bản, thông tư của pháp luật.
Tất cả những doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng nằm trong danh mục quy chuẩn của nhà nước đều phải có giấy chứng nhận hợp quy như một thủ tục pháp lí bắt buộc.

Chứng nhận hợp quy giấy là gì?
Chứng nhận hợp quy giấy
Chứng nhận hợp quy giấy không chỉ là một thủ tục pháp lý của doanh nghiệp mà còn là một “tấm vé” đảm bảo của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm khi quảng bá thương hiệu với đối tác và khách hàng.
Từ những giải thích về chúng nhận hợp quy trên, ta có thể hiểu chứng nhận hợp quy giấy đơn giản là chứng nhận hợp quy cho các sản phẩm giấy nói chung.

Thông tư 36/2015/TT-BCT

Thông tư 36/2015/TT-BCT được Bộ Công thương ban hành vào ngày 28/10/2015 quy định rất cặn kẽ về các quy chuẩn chung với mặt hàng khăn giấy và giấy vệ sinh.
Theo đó, sản phẩm trước khi nhận được chứng nhận hợp quy giấy phải trải qua đánh giá, kiểm nghiệm vô cùng khắt khe bởi những máy móc hiện đại nhất, những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.

QCVN 09:2015/BTC

QCVN 09: 2015/BTC được ban soạn thảo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia đối với sản phẩm Khăn giấy và Giấy vệ sinh. Bộ công thương ban hành kèm theo thông tư 36/2015/TT-BCT.
Quy chuẩn này quy định rất rõ về các chỉ tiêu cơ lí, hóa học và vi sinh của các sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh.

Đối tượng phải có chứng nhận hợp quy giấy
Các tổ chức, cá nhận sản xuất, gia công các loại khăn giấy, giấy vệ sinh tại Việt Nam; nhập khẩu khăn giấy và giấy vệ sinh.
Các tổ chức, cá nhân, nhập khẩu, buôn bán sản phẩm giấy vệ sinh, khăn giấy tại Việt Nam và và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Hồ sơ đăng ký chứng nhận bao gồm những gì?
Văn bản xin chứng nhận hợp quy.
Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân: Bản sao có công chứng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép thành lập.
Kết quả kiểm tra, đánh giá sản phẩm của đơn vị kiểm định có đủ thẩm quyền quy định theo thông tư 36/2015/TT – BCT.




TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY  VIETCERT
Văn phòng tại Tp. Hà Nội- Địa chỉ: Tầng 12, Block B, BIG Tower, 18 Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội
Văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh - Địa chỉ: Phòng 7, Tầng 10, Block A – The Hyco4 Tower Building - 205 Nguyễn Xí, P.26, Bình Thạnh, Tp. HCM
- Văn phòng tại Tp. Đà Nẵng - Địa chỉ: Tầng 3, toàn nhà 5 tầng, 28 An Xuân, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
- Văn phòng Cần Thơ: P.20, lô B, chung cư Hưng Phú 1, đường A1, KDC Hưng Phú, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ

- Văn phòng tại Hải Phòng: Số 03, Đường Phan Đình Phùng, P. Hạ Lý, Q. Hồng Bàng – Tp. Hải Phòng

Hotline: Mr.Linh-0905527089
Wab: https://vietcertcentre.blogspot.com/
Facebook: https://www.facebook.com/chungnhangiamdinhhanghoanhapkhau