Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017

Soát xét tiêu chuẩn về nông nghiệp hữu cơ

Năm 2015, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố TCVN 11041:2015 Hướng dẫn sản xuất, chế biến, ghi nhãn và tiếp thị thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ, tiêu chuẩn này hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế CODEX. Chứng nhận VietGAP

Theo TCVN 11041:2015, “hữu cơ” là thuật ngữ ghi trên nhãn biểu thị các sản phẩm được sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn sản xuất theo phương pháp hữu cơ, đã được chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận. Nông nghiệp hữu cơ dựa trên cơ sở giảm thiểu sử dụng vật tư đầu vào từ bên ngoài, tránh việc dùng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tổng hợp.
Do tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung, nên thực hành nông nghiệp hữu cơ không thể bảo đảm các sản phẩm sản xuất ra hoàn toàn không tồn tại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhưng phương pháp hữu cơ được sử dụng để giảm thiểu ô nhiễm không khí, đất và nước. Những người xử lý, chế biến, bán lẻ thực phẩm hữu cơ phải tuân thủ các tiêu chuẩn nhằm giữ nguyên chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
TCVN 11041:2015 nêu ra các nguyên tắc đối với sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, nêu yêu cầu đối với các chất được phép sử dụng để sản xuất thực phẩm hữu cơ, việc ghi nhãn và công bố sản phẩm hữu cơ, yêu cầu đối với hệ thống kiểm tra và chứng nhận.
Tuy nhiên, TCVN 11041:2015 chỉ là tiêu chuẩn khung nên trong quá trình áp dụng thực hiện cũng nảy sinh một số bất cập như một số nội dung của tiêu chuẩn chưa dễ hiểu, dễ nắm bắt và chưa tạo thuận lợi cho hoạt động chứng nhận.
Theo bà Ngô Thị Ngọc Hà - Phó Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, trong năm 2017, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam sẽ tổ chức soát xét sửa đổi TCVN 11041:2015 để đảm bảo các thuật ngữ, văn phong sử dụng, các nội dung hướng dẫn thực hiện dễ hiểu, dễ nắm bắt hơn đối với người sử dụng tiêu chuẩn trong thực tiễn, đồng thời tổ chức xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu cụ thể đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi hữu cơ.
"Trong các năm tiếp theo, cũng cần tiếp tục xem xét, tổ chức xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia đối với một số sản phẩm hữu cơ đặc thù, có tiềm năm tiêu thụ và xuất khẩu lớn như gạo, cà phê, tôm... với mục tiêu phát triển sản phẩm nông nghiệp mang thương hiệu quốc gia", bà Hà cho biết.
Được biết, Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CAC) đã ban hành tiêu chuẩn hướng dẫn sản xuất, chế biến, ghi nhãn và tiếp thị thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ. ). Một số tổ chức ban hành tiêu chuẩn riêng, ví dụ tiêu chuẩn về sản xuất và chế biến hữu cơ của Liên đoàn quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ (IFOAM), tiêu chuẩn về rau quả hữu cơ của Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD).
Các tiêu chuẩn/quy định của khu vực gồm có tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ của ASEAN, quy định về sản xuất hữu cơ và ghi nhãn các sản phẩm hữu cơ. http://vietcert.org/chung-nhan-vietgap-trong-trot/f7040000
Nhiều quốc gia cũng đã ban hành tiêu chuẩn/quy định về nông nghiệp hữu cơ. Tất cả đều nhằm mục đích bảo vệ người tiêu dùng tránh bị lừa dối và gian lận trên thị trường và việc công bố sản phẩm vô căn cứ, bảo vệ các sản phẩm hữu cơ không bị hiểu sai là các sản phẩm nông nghiệp khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét